Author Archives: lê hùng

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tiêu

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tiêu

I/ Đặc điểm hình thái:

1/ Rễ: có 3 loại.

– Rễ cái: ăn sâu đến 2 m để hút nước.

– Rễ phụ: mọc thành từng chùm ở độ sâu từ lớp đất mặt đến 40 cm, có nhiệm vụ hút nước và dưỡng chất nuôi cây, kém chịu úng.

– Rễ bám (rễ thằn lằn): mọc ra từ đốt thân ở trên không giúp cây bám vào nọc là chính.

2/ Thân: thân leo, có thể cao đến 10 m

3/ Cành: có 3 loại cành.

– Cành lươn: mọc ra từ các mầm nách gần sát gốc, lóng dài, cần được cắt bỏ.

– Cành vượt: mọc song song với thân chính, sinh trưởng mạnh. Tiêu còn nhỏ cần bấm ngọn để phát sinh nhiều cành vượt để tạo thành bộ khung chính của cây tiêu. Những năm sau cần bấm bỏ bởi vì chúng sẽ tiêu hao nhiều dưỡng chất. Có thể dùng làm giống.

– Cành ác (cành quả, cành ngang): mọc ngang, mang trái. Không dùng làm giống.

4/ Hoa: loại hoa tự hình gié, dài từ 7 – 12 cm, 20 – 60 hoa xếp thành hình xoắn ốc. Hoa thụ phấn nhờ vào ẩm độ cao của môi trường.

5/ Trái: dạng hình cầu, đường kính 4 – 8 mm. Trái non có màu xanh và chuyển sang đỏ lúc chín. Từ khi ra hoa đến khi chín 7 – 10 tháng.

 

II/ Yêu cầu đất đai – khí hậu:

1/ Đất đai: cây tiêu có thể mọc trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng để sinh trưởng phát triển tốt và lâu dài, đất trồng tiêu cần phải đảm bảo các yếu tố :

– Đất dễ thoát nước, không bị úng, ngập.

– Tầng đất phải sâu, tốt nhất là 1 m trở lên.

– Mạch nước ngầm phải sâu, ít nhất là 70 cm.

– Đất có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, tơi xốp, giàu mùn, không chua.

2/ Khí hậu: cây tiêu nguyên chủng mọc dưới tán cây rừng.

– Nhiệt độ thích hợp 22 – 28 0C, sinh trưởng bình thường từ 18 – 350C.

– Lượng mưa hằng năm từ 1250 – 2500 mm/năm trở lên, tốt nhất được phân bố đều trong năm do hệ thống rễ ăn cạn, không chịu nổi với điều kiện khô hạn kéo dài. Cần có 1 khoảng thời gian khô hạn ngắn để phân hóa mầm hoa (20 – 30 ngày).

– Ánh sáng: ưa ánh sáng tán xạ, do đó trong thời kỳ đầu, nhất là lúc mới trồng cần che bóng cẩn thận. Giai đoạn ra hoa nuôi quả cây cần nhiều ánh sánh hơn, có thể che bóng ít hoặc không che do cây trưởng thành có khả năng tự che bóng cho nhau.

– Gió: cây tiêu yếu chịu gió, cần có hàng cây chắn gió.

 

III/ Giống – nhân giống:

1/ Giống tiêu: có nhiều giống tiêu như sẻ đất đỏ của vùng miền Đông Nam bộ, tiêu Di Linh, tiêu Phú Quốc, tiêu Vĩnh Linh, tiêu Campuchia, tiêu Ấn Độ,… Hiện nay giống tiêu lá to Vĩnh Linh (Lada belangtoeng) và tiêu Ấn Độ đang được khuyến cáo trồng do sự sinh trưởng mạnh, chống chịu bệnh chết nhanh khá, năng suất cao.

2/ Chọn giống: chọn những bụi tiêu không bị sâu bệnh, sinh trưởng khỏe mạnh, dưới 18 tháng tuổi để làm giống.

3/ Nhân giống: chủ yếu là giâm hom, lấy từ thân chính, cành vượt hoặc dây lươn. Hom lấy ở dây lươn chậm ra hoa. Cắt mỗi hom từ 4 – 5 đốt (khi thiếu thì cắt từ 2 – 3 đốt). Loại 4 –5 đốt có thể đem trồng thẳng (không ươm). Nếu trồng nhiều cần giâm hom nhằm đảm bảo tỷ lệ sống cao và tạo độ đồng đều cho vườn tiêu sau này. Hom giống sau khi cắt xong, loại bỏ bớt cành lá để hạn chế sự mất nước, nhúng phần gốc hom vào dung dịch kích thích ra rễ (có bán trên thị trường) và dung dịch nước thuốc Aliette (hoặc Matalaxyl) 30/00, sau đó đem giâm ngay. Có thể giâm trong bể giâm chứa mùn cưa, trấu hay giâm vào luống, sau khi ra rễ mới chuyển vào túi bầu. Túi bầu bằng nylon, có kích thướt 15×25 cm, đã đục lổ, chứa 1,5 kg đất mặt + 0,5 kg phân chuồng hoai + 5 g Super lân. Chọc lổ, đặt hom, 2 mắt nằm trong đất ấn chặt lại. Làm giàn che nắng và gió, tưới nước chăm sóc. Sau mỗi tháng dở bớt dàn che, cuối cùng để cho 60 – 70% ánh sáng lọt qua. Khi nhánh tiêu mọc dài 40 50 cm, có 5 – 7 lá thật thì đem trồng.

 

IV/ Nọc tiêu:

Tiêu có thể leo lên nọc cây sống hoặc nọc chết như gỗ, nọc gạch, nọc bê tông.

– Nọc cây sống: các loại cây đa niên tiêu đều leo bám được. Tuy nhiên để xây dựng vườn tiêu, cần chọn những loại cây lớn nhanh, rễ ăn sâu vào lòng đất, ít rễ ngang, ít tàn lá, dễ nhân giống, không thay vỏ như cây vong nem , cây lồng mức, cây anh đào giả, cây keo dậu,…

– Nọc chết: nọc cây gỗ, có đường kính từ 8 cm trở lên, cao 3 – 5 m. Hiện nay, vì cạn kiệt, người ta đúc nọc bằng bê tông cốt thép và dùng gạch để xây nọc. Do dó giá thành của nọc bê tông và gạch lớn nên có thể chia làm 2 giai đoạn để đầu tư: ban đầu nên đúc nọc bê tông hoặc nọc gạch ở độ cao 1,5 – 2 m, sau đó tiếp tục đốt hoặc xây thêm cho đến độ cao 3,5 – 5 m tuỳ khả năng.

Nếu sử dụng nọc chết, khoảng cách trồng có thể là 2×2 m, 2×2,5 m, 2,5×2,5 m. Nọc gạch có đường kính trên 0,8 m, có thể trồng với khoảng cách 2,5×3 m đến 3×3 m.

Nếu trồng toàn bộ nọc cây sống, khoảng cách trồng từ 2,5×3 m, bố trí theo hướng đông – tây và rong tỉa cành trong mùa mưa.

Có thể trồng xen 1 hàng nọc sống 1 hàng nọc chết để giảm bớt chi phí và điều hòa ánh sánh.

 

V/ Trồng tiêu:

Trước khi trồng từ 2 – 3 tuần, cần đào rãnh quanh nọc tiêu, cách mép nọc tiêu từ 10 – 15 cm, sâu 40 – 50 cm, rộng 40 – 50 cm rồi bón lót phân chuồng hoai (càng nhiều càng tốt) + 0,5 kg vôi + 0,5 kg Super lân trộn đề u với đất mặt.

Khi trồng, đặt bầu tiêu cách nọc từ 15 – 20 cm, nghiêng 1 góc 45 – 600 hướng ngọn tiêu về gốc nọc, nọc cây sống thì trồng xa hơn một chút. Nén chặt đất xung quanh bầu tiêu (hom tiêu) rồi che chắn cẩn thận, tránh gió lùa và ánh sáng chiếu trực tiếp vào làm cháy lá, cháy dây. Nọc có đường kính nhỏ (< 20 cm) có thể trồng 3 – 4 hom. Nọc xây gạch, cứ 30 cm trồng 1 hom.

Thời vụ trồng tốt nhất là vào đầu mùa mưa, cây tiêu kịp lớn để chống chịu được hạn vào đầu mùa khô.

 

VI/ Chăm sóc:

1/ Che bóng cho tiêu non: khi tiêu mới trồng cần dùng cỏ, rác, lá dừa,… che tủ tránh nắng và gió làm tiêu mất nước và bị cháy nắng. Có thể che bằng tấm liếp hoặc dàn che.

2/ Trồng dặm: sau trồng 3 tuần, cần kiểm tra loại bỏ những hom chết và trồng dặm kịp thời để cây kịp sinh trưởng đồng đều với những cây trồng trước.

3/ Làm cỏ xới xáo: làm cỏ sạch quanh gốc và giữa các hàng tiêu. Không xới xáo trong gốc tiêu, xới cách gốc 50 – 60 cm. Mùa mưa cần tránh xới xáo vì dễ làm tổn thương bộ rễ giúp mầm bệnh xâm nhập vào làm chết tiêu.,,

4/ Xén tỉa tạo hình:

– Sau khi tiêu lên cao, cần dùng dây mềm (dây nhựa, nylon) buộc vào cây nọc. Tráng dùng các loại dây chuối, dây rừng,… vì các dây này dễ bị mục làm cho phần thân tiêu nơi buộc dây dễ bị mầm bệnh tấn công.

– Tiêu leo lên cao 60 – 80 cm mà vẫn chưa phát sinh cành ngang thì tiến hành bấm ngọn hoặc đôn dây.

– Sử dụng cành vượt các cấp làm bộ khung thân chính đều đặn quanh nọc.

– Trong các năm 1 – 2 có thể có một số cành ác ra hoa cần xén bỏ để tập trung dinh dưỡng cho bộ khung chính sinh trưởng mạnh.

5/ Tủ gốc giữ ẩm trong mùa nắng bằng các loại rơm rạ, cỏ khô,… Đề phòng mối và cháy. Tủ cách gốc 10 – 20 cm.

6/ Tưới nước và chống úng cho tiêu:

Trong mùa nắng cần tưới nước thường xuyên (không thừa nước), kết hợp với các biện pháp che chắn, tủ gốc giữ ẩm cho tiêu. Trong thời kỳ kinh doanh, việc tưới nước cho tiêu có khác hơn. Trong thời kỳ này, đặc biệt sau thu hoạch, chỉ tưới cho tiêu khi thấy thật cần thiết, đủ cho cây sống, chịu đựng được mùa khô hạn để bước vào mùa mưa. Nếu tưới nước quá nhiều, cây sẽ tiếp tục sinh trưởng phát triển, các chùm quả phát sinh rải rác, tỷ lệ thụ phấn thấp làm giảm sản lượng và gây trở ngại cho việc chăm sóc, thu hoạch.

– Cần đánh rãnh nước giữa 2 hàng tiêu trong mùa mưa để chống úng. Đây là công việc hết sức quan trọng nhằm đảm bảo cho vườn tiêu tồn tại lâu dài.

7/ Xén tỉa cây nọc sống:

– Cần xén tỉa cây nọc sống 2 – 3 lần trong mùa mưa để cây tiêu có đủ ánh sáng.

– Trong mùa khô không nên xén tỉa, kết hợp với biện pháp tủ gốc tích cực có thể tiết kiệm được lượng nước tưới quan trọng.

 

VII/ Bón phân:

Nhu cầu dinh dưỡng cho cây tiêu:

Nhu cầu dinh dưỡng của cây tiêu khá cao. từ năm thứ 3 sau trồng, cây cần nhiều nhất là đạm, sau đó đến kali rồi mới đến lân, vôi, ma nhê và các chất khoáng khác.

Từ 1 năm đến 3 năm bón phân như sau:

 

Loại phân

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Đạm Phú Mỹ (g)

Super lân (g).

KCl (g)

Vôi (g)

Phân chuồng (kg)

100 – 150

400 –500

100

500

15 –20

200 – 250

400 – 500

150 – 200

15 – 20

300 – 400

500

250 – 300

15 – 30

 

Cách bón:

– Lót (đầu mùa mưa): toàn bộ phân chuồng + vôi + 1/3 (Đạm Phú Mỹ + lân + kali Phú Mỹ).

– Giữa mùa mưa: 1/3 (Đạm Phú Mỹ + lân + kali Phú Mỹ).

– Cuối mùa mưa: 1/3 (Đạm Phú Mỹ + lân + kali Phú Mỹ).

Từ năm thứ 4 trở đi, cây tiêu đã cho thu hoạch, bón phân cho một nọc (kg) như sau:

 

Phân bón

Lượng bón (g/trụ)

Sau thu hoạch

(tháng 5 – 6)

Trước ra hoa

(tháng 7)

Nuôi trái

(tháng 8)

Nuôi trái

(tháng 9)

Chắc hạt

(tháng 10 – 11)

Phân chuồng hoai mục(hoặc hữu cơ vi sinh)

10 kg

2,5 – 3,5 kg

NPK Phú Mỹ 16-16-8+13S

300 – 350

 –  –

NPK Phú Mỹ 15-15-15

300 – 350

 200 – 300  –

NPK Phú Mỹ 12-10-9+TE

200 – 300

 –  –

Kali Phú Mỹ

200

 

Cách bón : Xới nhẹ phá váng sâu 2 cm, rải phân hóa học rồi lấp nhẹ cho kín phân.

 

VIII/ Sâu bệnh hại:

Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến người trồng tiêu. Bệnh chết nhanh cây tiêu do nấm Phythopthora palmivora gây hại là một điểm hình. Chúng có thể hủy diệt một nọc tiêu, một vườn tiêu hay cả một vùng trồng tiêu trong thời gian ngắn, gây thiệt hại to lớn đối với sản xuất.

1/ Sâu hại:

Quan trọng nhất là loại rệp, gồm:

– Rệp muội: thường bám vào các lá non, ngọn non để chích hút

– Rệp xáp, rệp bông: bám vào đốt, thân, cành lá, đặc biệt là phần gốc rễ nằm dưới mặt đất, chích hút làm cho cây kiệt quệ dinh dưỡng, đồng thời tạo vết thương mở đường cho các loại nấm xâm nhập gây hại.

* Phòng trừ:

– Nếu ít, bắt diệt bằng tay.

– Dùng các loại thuốc trừ sâu thông thường đối với các loại rệp mụi.

– Đối với rệp sáp : dùng các loại thuốc đặc trị Supracide 40 EC, Bi 58, Con fidor,…)

2/ Tuyến trùng hại rễ:

Là đối tượng nguy hiểm đối với cây tiêu. Loài Meloidogyne incognita chui vào trong rễ làm cho rễ nổi lên các nốt sần. Chúng sống trong đó, làm cho rễ bị huỷ hoại mất khả năng hút nước và chất dinh dưỡng. Bệnh càng nặng, rễ tiêu càng có nhiều nốt sần. Cây tiêu bị hại sẽ sinh trưởng chậm, lá biến dần thành màu vàng, rụng dần. Cây tiêu tàn lụi, xơ xác. Vết thương trên rễ tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập gây chết tiêu.

* Phòng trừ:

– Dùng giống kháng.

– Tăng cường bón phân hữu cơ có thể làm giảm đáng kể mật độ tuyến trùng trong gốc tiêu.

– Trồng cây vạn thọ, và dùng thân xác cây vạn thọ bón vào gốc tiêu.

– Dùng các loại thuốc đặc trị (Mocap 10G, Vinoca 20ND, Sincosin 0,56 SL, Marshall 5G)

3/ Bệnh hại

a/ Bệnh mạng trắng do nấm Marasmius scandensmassee gây hại, chủ yếu trên chùm hom mới trồng. Mạng sợi nấm mọc tua tủa trên hom làm cho hom bị chết

* Phòng trừ:

– Chọn hom giống tốt, không bị bệnh.

– Xử lý hom giống bằng dung dịch Aliette 80WP nồng độ 0,2 -0,3%

– Phun thuốc Topsin M, Carbendazim 500FL

b/ Bệnh thán thư: do nấm Collectotrichum gloeosporioides gây hại trên lá, thân, cành và chùm quả làm cho lá bị cháy có vân; làm cho lá non nhăn, dày, có chấm vàng; gây rụng gié hoa; gây vàng lá, rụng lóng.

* Phòng trị:

– Vệ sinh thông thoáng vườn tiêu, cắt bỏ những cành nhánh sát gốc, cành lươn, cành bị che khuất.

– Bón phân đầy đủ, cân đối.

– Dùng các loại thuốc Carbendazim 500FL, Topsin M, Benlate C.

c/ Bệnh khô vằn: do nấm Rhizoctonia solani gây hại, chủ yếu trong mùa mưa, trên các vườn tiêu rậm rạp. Trong điều kiệm ẩm ướt, các bào tử nấm xâm nhập vào thân, cành hút dinh dưỡng và làm suy kiệt dây tiêu làm héo lá, chết thân, rụng gié. Đây là loại nấm đa thực, hại trên nhiều loại cây và cỏ dại.

* Phòng trị:

– Làm thông thoáng vườn tiêu trong mùa mưa.

– Diệt các cây tiêu có bệnh để trừ nguồn bệnh.

– Dùng thuốc Anvil hay Validacin.

d/ Bệnh vàng lá virus: còn gọi là bệnh “tiêu điên”. Khi bị bệnh, lá tiêu bị nhỏ lại, biến vàng, phiến lá nhăn, dị dạng. Cây bệnh cằn cổi, không lớn lên được.

Bệnh do virus gây hại. Hiện nay không có thuốc trị được. Bệnh do côn trùng môi giới, chích hút từ cây bị bệnh truyền sang (rệp, rầy xanh,…).

* Phòng trị:

– Diệt rầy, rệp các loại.

– Không dùng tiêu bị bệnh để nhân giống.

– Nhổ bỏ, gom đốt các cây tiêu bị bệnh nặng.

– Các dao kéo cắt tỉa cành cần khử trùng bằng cồn 900 trước khi cắt sang nọc tiêu khác.

e/ Bệnh héo chết nhanh: do nấm Phythopthora palmivora gây hại. Nấm xâm nhập và tấn công vào cổ rễ, thân, cuống lá, cuống chùm quả. Nấm huỷ hoại mạch dẫn nước và dưỡng chất trong thân làm cho thân bị thối nhũn. Quả, cành, lá bị héo và rụng. Diễn biến của bệnh khá nhanh chóng, nhiều khi cây chết trong vòng 7 – 10 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên trên thân lá.

Nấm Phythopthora palmivora ưa môi trường đất có ẩm độ cao và chua do đó dễ lây lan nhanh chống trong điều kiện đất ngập úng, ẩm ướt. Ngoài ra, các loại nấm khác nhưFusarium sp và Pythium sp cũng tấn công cây tiêu làm cho cây bị chết nhưng chậm hơn.

* Phòng trị:

– Chống úng một cách triệt để, nhanh chóng và kịp thời.

– Trị tuyến trùng và rệp sáp hại ở vùng rễ tiêu.

– Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục; bón đúng, đủ, cân đối các loại phân hóa học để cây có đủ dưỡng chất.

– Vệ sinh thông thoáng vườn tiêu, cắt bỏ các cành nhánh, cách gốc 40 cm.

– Không xới xáo trong vùng rễ trong mùa mưa.

– Định kỳ dùng các loại thuốc gốc đồng quét và tưới gốc. Dùng Aliette 80WP, Mexyl MZ 80WP phun đẫm lên cây với 2 – 3lần trong mùa mưa.

– Khi trong vườn có những dây bị chết, cần nhổ bỏ, tiêu huỷ, rắc vôi bột, phun thuốc Aliette 80WP nồng độ 0,3%.

–  Các nọc tiêu còn lại cần tưới dung dịch gốc đồng các loại và phun đẫm dung dịch Aliette 80WP nồng độ 0,3% hay Metalaxyl nồng độ 0,2%, cứ 10 – 15 ngày/lần cho đến khi thấy diễn tiến của bệnh ngưng hẳn.

 

Trung tâm khuyến nông khuyến ngư Bình Phước

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ

Đã đến lúc chúng ta khẳng định vị thế của cây bơ ở Tây Nguyên cũng như một số vùng tiềm năng khác để phát huy lên mức cao nhất.

Tây Nguyên đang trở thành vùng trồng bơ lớn. Ảnh: Nguyễn Thị Thành Thực.
Tây Nguyên đang trở thành vùng trồng bơ lớn. Ảnh: Nguyễn Thị Thành Thực.

Những lưu ý

1. Do bơ có hai nhóm ra hoa, nhóm A và nhóm B, nên khi trồng bơ phải lưu ý:

Nhà vườn phải biết giống mình định trồng thuộc nhóm hoa nào, để còn phối hợp với nhóm hoa khác để có sự thụ phấn tốt, nhớ có đủ nhóm hoa A và nhóm hoa B, trừ khi chắc chắn là chung quanh đã có đủ ong để thụ phấn bổ sung.

Nhóm hoa A: Có các giống như Hass, Lamb Hass, Hass – Carmen, Gem, Pinkerton, Wurth, Reed…

Nhóm hoa B: Có Fuerte, Shepard, Zutano, Booth, Sharwin.

2.  Lưu ý thứ hai, phải trồng bơ trên đất thoát thủy tốt nhằm hạn chế bệnh xì mủ.

3.  Lưu ý thứ ba, trồng trên mô cao 30-40 cm (dù là đất đồi, để đảm bảo thoát thủy tốt, không bị thối cổ rễ vào đầu mùa mưa).

4.  Lưu ý khi đặt cây xuống đất, phải đặt chỗ cao (không chôn sâu xuống đất), mặt đất của bầu cây giống lúc trồng phải bằng với đất của mặt mô). Điều này, bà con Tây nguyên mình hiện làm khác với thực hành trên thế giới.

5.  Lúc mới trồng, nên tưới thêm phân sinh học (như Tricoderma, phân cá, mật mía, ủ 20 ngày, rồi pha loãng xịt hay tưới gốc) nhằm thúc cây ra rễ nhanh, tạo bộ rễ khỏe mạnh.

6.  Khi cây mới trồng vừa phục hồi, nên nhanh chóng bón NPK + TE, Yara, khoảng 10 gr/gốc, vài ba tháng bón một lần, kết hợp với phòng trị sâu, bệnh. Đến khi cây lớn 1 tuổi, tăng dần lượng phân bón lên 20 gr/gốc một lần.

7.  Lưu ý, tưới thuốc Agriphos theo hệ thống tưới vào đầu mùa mưa tháng 5 để tăng sức đề kháng cho cây chống lại bệnh xì mủ. Sau đó, hai tháng lặp lại, và lặp lại lần thứ ba sau hai tháng. Tuy vậy, vẫn phải quan sát gốc cây cẩn thận, nếu thấy cây bị xì mủ thì phải trị bệnh liền bằng thuốc hóa học như Mataxyl, Ridomil, Aliette, Agriphos.

8. Do cây bơ ra đọt cùng lúc với trái non đang phát triển, nên không bón phân N và P lúc cây đang trổ bông và lúc trái non mới vừa đậu. Chỉ bón N trước khi trổ và sau khi trái đã đậu (Bảng qui trình chăm sóc bơ được tóm tắt ở sách Avocado Information Kit, Agrilink Series, 2001).

9. Không xịt thuốc trừ nấm gốc đồng khi cây đang trổ hoa, nhưng sau khi trái đã đậu, sử đúng thuốc gốc đồng với khoảng cách 28 ngày nếu trời nắng, và 14 ngày nếu trời mưa.

10. Bơ có nhu cầu nước cao lúc trỗ, đậu trái, và lúc trái phát triển.

11. Ở nước ngoài, họ khuyến cáo xịt Bo nhiều lần: Trước trỗ, trong lúc trỗ và cho đến gần thu hoạch, tất cả 10 lần, mỗi lần cách nhau một tháng.

Bảo vệ thực vật

– Sâu hại chính: Ở nước ta có các sâu hại như sâu đục thân, bọ ăn lá non, sâu xanh (lá non), bọ xít (đục trái), bọ xít muỗi (gây chết đọt non), bọ trĩ (ăn bông), rệp sáp (chết đọt)…

– Bệnh hại chính: Các bệnh chính như xì mủ thân, thối cổ rễ do nấm Phytophthora, bệnh thán thư (Anthracnose do nấm Colletotrichum) trên trái, bệnh đốm lá Cercospora, và bệnh hóa nâu phần gỗ bên trong nối tiếp giáp giữa gốc ghép và mắt ghép…

Do việc chống chịu với bệnh xì mủ là việc quan trọng của ngành trồng bơ bền vững, tôi cho rằng cần có đề tài chọn tạo giống gốc ghép bơ kháng bệnh xì mủ thân do nấm Phytophthora gây ra, hoặc có chương trình nhập gốc ghép kháng bệnh này sớm để phát triển bơ bền vững.

Thu hoạch

Vì sao ở các nước tiên tiến, không có việc mua bơ về gặp không bao giờ chín, như thường gặp ở Việt Nam?

Do ở các nước tiên tiến, người nông dân đều làm một thử nghiệm nhỏ trước khi quyết định đã đến lúc thu hoạch hay chưa, đó là thử nghiệm kiểm tra độ dầu bằng phương pháp sấy thịt quả đến khi tổng lượng chất khô (TDM) không còn giảm nữa thì đó là lúc thu hoạch.

Lúc này bơ đã chín sinh lý, sẽ được thu hái, vận chuyển vào nhà đóng gói, rửa, đóng thùng, rồi được tồn trữ trong kho mát đến được một tháng. Kỹ thuật tồn trữ và các chỉ số như nhiệt độ, ẩm độ kho mát đều đã được công bố rộng rãi cho các giống hiện nay như: Hass, Shepard, Reed, Pinkerton,Wurtz, Sharwil (Fruit Trop, số 251, 2017, trang 102-104).

Năng suất bơ 

Sau hai năm trồng: 500 kg/ha, trung bình 5 – 15 kg/cây.

Năm thứ ba: 2-4 tấn/ha.

Năm thứ tư: 4-6 tấn/ha.

Năm thứ năm: 6-8 tấn/ha.

Năm thứ sáu: 8-12 tấn/ha, 10 tấn là năng suất trung bình của vườn bơ trên thế giới.

Năm thứ bảy: 12-16 tấn/ha, nếu quản lí vườn tốt.

Năng suất có thể đến 15 tấn/ha, nếu quản lí vườn tốt.

Ở Việt Nam, các giống như Mã Dưỡng, MD2, 034… cho năng suất rất cao, đến 150 kg/cây/năm, nếu trồng cây với khoảng cách 6m x 6m, cao hơn năng suất bình quân của thế giới.

Ủ chín bơ

Ở Mỹ, bơ sau khi thu hoạch được phân loại, đóng gói cẩn thận trước khi đưa ra thị trường. Ảnh: Nguyễn Minh Châu.
Ở Mỹ, bơ sau khi thu hoạch được phân loại, đóng gói cẩn thận trước khi đưa ra thị trường. Ảnh: Nguyễn Minh Châu.

Ở các nước tiên tiến như Mỹ, Nam Phi, Úc, các thùng bơ (tồn trữ trong kho mát) đều phải qua khâu ủ chín trước khi đưa vào siêu thị.

Khi có đơn đặt hàng, thì bơ đã đóng thùng đang tồn trữ trong kho mát, sẽ được chuyển vào kho ủ để ủ chín bằng khí ethylen, từ 12 đến 72 tiếng, tùy theo giống và độ chín lúc hái. Xong công đoạn này, các thùng carton bơ sẽ được đưa vào siêu thị để bán.

Thị trường tiêu thụ

Nhiều người cứ nghĩ phải bơ Hass, Lamb Hass, Pinkerton, Shepard… mới xuất khẩu được. Tuy nhiên bơ nhiệt đới thuộc nhóm West Indie vẫn xuất khẩu được và vẫn được nhiều nước sản xuất kể cả Mỹ.

Các giống bơ nhiệt đới (West Indian race), nhóm có hàm lượng dầu thấp, vẫn được nhiều nước sản xuất khá lớn ở trên thế giới, Mexico (1,6-1,8 triệu tấn/năm), Cộng hòa Dominican (400.000 tấn/năm), Peru (450.000 tấn/năm), Columbia, Chile, Brazin (160.000 tấn/năm), Indonesia (300-380.000 tấn/năm), China (120.000 tấn/năm), Việt Nam, hay ngay cả California, Hoa kỳ (100.000-160.000 tấn/năm); (Fruit Trop, số 255, 3/2018, trang 34).

Tuy vậy, nhóm West Indie này có số lượng xuất khẩu trên thế giới dừng lại ở khoảng 20.000-25.000 tấn/năm, so với giống Hass ghi nhận tăng 15% mỗi năm trong suốt ba, bốn năm qua, năm 2016 xuất khẩu của giống Hass được ghi nhận ở mức 1,7 triệu tấn/ năm (Fruit Trop, số 255, 3/2018, trang 32).

Hiện xuất khẩu bơ có với giá trung bình 32 đôla/thùng (11,1 kg).

Kết luận chung

Sự gia tăng sản xuất bơ của Trung Quốc tới đây được đánh dấu qua sự hợp tác giữa công ty Mr. Avocado (một công ty con của Mission Produce của Mỹ) và tỉnh Vân Nam để cùng sản xuất bơ.

Công ty liên doanh này có tên là Yunan Avocado Agriculture Development Limited (Fresh Plaza, 5/2018). Misssion Produce là một công ty lớn có nhiều chi nhánh ở các nước như Peru, nay mở thêm chi nhánh ở tỉnh Vân Nam.

Đó là cách làm rất hay, rút ngắn được khoảng cách quá xa giữa Trung Quốc và Mỹ về sản xuất bơ, tôi nghĩ đây là cách làm hay nước ta nên áp dụng.

Đã đến lúc chúng ta khẳng định vị thế của cây bơ ở Tây Nguyên cũng như một số vùng tiềm năng khác để phát huy lên mức cao nhất, bằng cách hợp tác với các công ty lớn trên thế giới, chọn những giống mới nhất trên thế giới đang còn bản quyền để trồng, trồng thẳng hàng như ở các nước tiên tiến, bảo vệ thực vật theo hướng sinh học và an toàn, thu hoạch đúng lúc, xây dựng một vài nhà đóng gói (packing house) to như ở Mỹ, Nam Phi, xây những kho ủ chín (ripening room) ở gần siêu thị, để trước mắt đủ sức cạnh tranh ở thị trường bơ cao cấp trong nước với các công ty nước ngoài.

Như hiện nay họ đang bán bơ Hass với giá trên trời là 300.000 đồng/kg, rồi từ từ tham gia xuất khẩu bơ Hass chất lượng và an toàn sang những nước gần mình như Thailand, Singapore, Hongkong, Trung Quốc…

Điều này hoàn toàn có thể làm được, nếu có doanh nghiệp lớn (trong nước hay nước ngoài) về đây cùng chung tay để việc sản xuất bơ ở Tây Nguyên sớm vượt qua khỏi cảnh lạc hậu về công nghệ (giống cũ, cây giống không sạch bệnh, giống gốc ghép không biết là giống gì, trồng xen với sầu riêng, thu hoạch khi trái chưa đạt độ chín, chưa có kho ủ chín) so với các nước trên thế giới.

TRẦN CAO (THEO NNVN)

Hướng dẫn bón phân cho cây lúa

Hướng dẫn bón phân cho cây lúa

Cây lúa là cây lương thực chính của nước ta, VN là nước đứng thứ 2 về xuất khẩu lúa gạo, Những chú ý khi bón phân cho lúa sau đây sẽ giúp mọi người có cách nhìn khác về cách canh tác.

I. Những điều phải nhớ:

1. Nguyên tắc bón phân N: Nặng đầu nhẹ cuối

· Bón đạm (N) theo nguyên tắc BỐN, BA, HAI, MỘT

· 30-40% cho đợt 1 (7-10 NSS)

· 30-40% cho đợt 2 (18-20 NSS)

· 20% cho đợt 3 (đón đòng 40-50 NSS):khi có trên 2/3 ruộng lúa chuyển sang màu vàng tranh và nếu cần bón 10% cho đợt 4 lúc lúa trổ xẹt (60-70 NSS).

2. Nguyên tắc bón phân Lân (P):

· Bón sớm từ 0-22 NSS là dứt nếu ruộng có bị xì phèn thì cần thay nước, bón lân, xịt phân bón lá, chờ cho rễ ra trắng sau đó mới được bón Urê hay DAP.

3. Nguyên tắc bón phân Kali:

· Rất cần bón 50kg KCl vào đợt đón đòng, cho hiệu quả cao nhất. Trên đất xám, cát, gò rất cần bón thêm vào đợt 1 (7-10 NSS) 50 kg/ha KCl.

Kỹ thuật bón phân tham khảo

Phân bón(kg/ha) Ngày sau sạ
7-10 18-25 40-50
Urea: 200 40 80 80
DAP: 100 50 50
KALI: 100 50 50

II. Những điều nên làm:

· Không nên ham phân, đặc biệt là không nên bón thừa phân Urê, DAP vào cuối vụ (lúc lúa làm đòng trở đi).

· Bón đúng theo hướng dẫn: nặng đầu nhẹ cuối, bón đúng ngày và đúng loại, đúng lượng phân đã hướng dẫn.

· Nên bón lân nung chảy (Ninh Bình, Vân Điển) từ 200-400 kg/ha cho xám bạc màu, đất phèn (bón lót hoặc bón thúc đợt 1).

· Đối với phân đạm nên bón hơi thiếu đến vừa đủ sau đó bổ sung bằng phân bón lá.

III. Những điều không nên làm:

· Bón phân lai rai làm nhiều lần vì sẽ làm tăng nhánh vô hiệu, không có lợi.

· Bón nhiều phân đạm, vượt quá yêu cầu của cây dẫn đến lốp đổ, nhiều sâu bệnh.

· Bón phân lúc trời mưa hoặc ruộng khô nước.

· Bón phân SA trên đất phèn.

IV. Hướng dẫn quan trọng cho bón phân đợt 3:

· Bón phân đợt 3 (đón đòng): theo nguyên tắc nhìn trời, nhìn đất nhìn cây mà bón

Nhìn trời: trời mưa, trời âm u hoãn bón.

Nhìn đất: có đủ nước hay không, có bị xì phèn hay không. Chỗ trũng bón nhẹ tay (vì hưởng các chất dinh dưỡng trên gò trôi xuống), chỗ gò: bón nặng tay vì bị rửa trôi bớt.

Nhìn cây: ngày bón cụ thể là khi trên ruộng lúa có trên 2/3 cây lúa đã chuyển sang màu vàng tranh (dao động từ 45-50 ngày sau sạ đối với lúa 90 ngày, nên nhớ phải đợi lúa chuyển vàng mới bón; nếu đợi đến sau 45-50 ngày lúa vẫn còn xanh đậm thì chỉ bón 50 kg KCl và không bón một hạt Urê nào, vì nếu thừa Urê sẽ làm cho lúa lốp, lép nhiều về sau và sinh nhiều sâu bệnh. Lưu ý chỗ lúa qúa tốt không bón thêm đạm (chỉ bón độc nhất Kali); chỗ lúa tốt vừa: sương nhẹ; chỗ lúa xấu: bón nặng tay hơn.

Cách bón cụ thể:

Sử dụng 10 kg KCL bón vào những chổ lúa tốt, còn xanh. Sau đó lấy 40 kg KCL còn lại trộn đều với 40 kg Urê bón vào những chỗ còn lại theo nguyên tắc vá áo và nặng nhẹ đã nêu trên. Lưu ý, chỗ lúa tốt đã bón Kali rồi không bón thêm gì nữa.

Bón phân cho cây Cao su

Bón phân cho cây Cao su

1. Kỹ thuật trồng:

Thời vụ trồng: cao su thường được trồng vào các tháng đầu mùa mưa khi thời tiết tương đối thuận lợi. Thời vụ trồng ở các tỉnh Tây Nguyên từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm và ở các tỉnh Đông Nam bộ từ tháng 6 đến cuối tháng 7 hàng năm.Mật độ trồng: Tùy theo từng loại đất và địa hình mà bố trí cho phù hợp. Thông thường khoảng cách 7 x 3 m hoặc 6 x 3m hoặc 7 x 2,5 m, tương ứng với mật độ 476, 555 và 571 cây/ha.

2. Nhu cầu và vai trò các chất dinh dưỡng với cây cao su

Đạm là yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò tạo năng suất và chất lượng. Lân có vai trò quan trọng với cây cao su, tuy nhiên khả năng hút lân ở giai đoạn cây non yếu, được cải thiện khi cây trưởng thành. Kali có vai trò quan trọng tới sự sinh trưởng, phát triển và năng suất mủ của cao su. Ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng, cây cao su hút nhiều chất trung lượng như: Canxi, magiê, lưu huỳnh và các chất vi lượng như: Mangan, sắt, bo, molypđen, kẽm, đồng.Ở giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB), cây cao su (CS) cần dinh dưỡng để phát triển rễ, thân, cành, lá. Trong điều kiện đầy đủ các chất dinh dưỡng, cây phát triển nhanh, rút ngắn thời gian KTCBỞ giai đoạn kinh doanh (KD), cây vừa tăng trưởng vừa sản xuất mủ, trái, hạt lại phải thay lá hàng năm. Khi được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cây sẽ có bộ tán tốt, tạo sự quang hợp cao giúp cây tăng trưởng nhanh, kháng được các loại sâu bệnh và cho sản lượng cao. Những năm gần đây, do có sự chăm sóc tốt hơn, năng suất mủ qui khô đã tăng nhanh, đạt 2 – 2,5 tấn/ha/năm. Mặc dù dinh dưỡng cây lấy đi theo sản phẩm không nhiều, nhưng nhu cầu dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển khá cao. Để cho 3 tấn mủ ha/năm, cây cao su đã hút đi 18,9 kg N, 3,8 kg P2O5, 12,9 kg K2O; Tuy nhiên khi dùng thuốc kích thích cũng với năng suất 3 tấn mủ lượng dinh dưỡng cây lấy đi theo năng suất mủ là 18,9 kg N, 8,7 kg P2O5, 15,5 kg K2O

2.1 Liều lượng phân hóa học bón cho cao su:
Phân bón cho cây cao su trong thời kỳ kiến thiết cơ bảnBảng 8: Lượng phân cho cao su thời kỳ KTCB thay đổi tùy theo mật độ trồng và tuổi cây

Mật độ(cây/ha) Năm tuổi Tổng lượng phân Kg/ha/năm ĐạmUrê Lân VĐ Kali Clorua
Kg/ha g/cây Kg/ha g/cây Kg/ha g/cây
476 1 215 50 105 150 315 15 32
2 510 120 252 360 756 30 63
3 – 6 600 140 194 420 882 40 84
512 1 215 50 98 150 293 15 29
2 510 120 234 360 703 30 59
3 – 6 645 150 293 450 879 45 88
571 1 215 50 90 150 270 15 27
2 470 110 198 330 595 30 54
3 565 130 234 400 721 35 63
4 – 8 610 140 252 430 753 40 72

Phân bón cho cây cao su trong thời gian khai thác Bảng 9: Liều lượng phân hóa học bón cho cao su khai thác theo mật độ và năm khai thác

Năm cạo Cây/ha Loại đất Đạm Lân Kali clorua
Kg/ha g/cây Kg/ha g/cây Kg/ha g/cây
1-10 350-500 Đất đỏ ban zan 114-163 326 245-350 700 87-250 250
Đất xám 136-195 390 308-440 880 105-150 300
11-20 350-500 Đất đỏ ban zan 152-217 435 288-411 823 70-100 200
Đất xám 175-250 500 350-500 1000 87-250 250

Ghi chú (* lân Văn điển)

2.2 Thời kỳ và phương pháp bón

  • Phương pháp bón phân cho cao su ở thời kỳ kiến thiết cơ bản:

Phân vô cơ được chia bón làm 2 – 3 đợt trong năm. Năm đầu tiên thời gian giữa các lần bón phân cách nhau ít nhất 1 tháng. Năm thứ hai trở đi bón vào đầu và cuối mùa mưa.Cách bón: Bón phân khi đất đủ ẩm, không bón phân vào thời điểm có mưa lớn và mưa tập trung. Từ năm thứ nhất đến năm thứ tư: Cuốc rãnh hình vành khăn hoặc xăm nhiều lỗ quanh gốc cao su theo mép của tán lá để bón phân, sau đó lấp đất vùi phân. Khi cây cao su đã giao tán: Đất bằng phẳng hoặc ít dốc thì rải đều phân thành băng rộng 1 m giữa hàng cao su. Đối với đất dốc thì bón vào hệ thống hố giữ màu và vùi kín phân bằng lá, cỏ mục hoặc đất.

  • Phương pháp bón phân cho cao su trong thời kỳ khai thác

Phân vô cơ đươc chia làm 2 lần/năm, lần đầu bón 2/3 lượng phân N và K và toàn bộ lân vào tháng 4, 5 (đầu mùa mưa) khi đất đủ ẩm, lần hai bón lượng còn lại vào tháng 10.

Cách bón: Trộn kỹ, chia, rải đều lượng phân thành băng rộng 1 – 1,5 m giữa luống cao su. Đối với đất có độ dốc trên 15% thì bón vào hệ thống hố giữ màu và vùi lấp kín phân bằng lá, cỏ mục hoặc đất.

Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây sầu riêng

Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây sầu riêng

Chăm sóc vườn sầu riêng cần hiểu rõ về các kiến thức cơ bản, nhất là việc nắm rõ thời gian bón phân và lựa chọn loại phân bón phù hợp. Khi bón phân cho cây ăn trái đặc biệt là bón phân cho sầu riêng, việc chú ý đến loại phân sử dụng, nhu cầu sinh lý phù hợp với điều kiện đất đai, đúng lúc và đúng phương pháp là những yếu tố quyết định giúp cây phát triển tốt, góp phần tăng năng suất chất lượng cây trồng

Phân bón cho cây sầu riêng

1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây sầu riêng

Các chất dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng giúp ổn định và tăng năng suất cho cây. Cây sầu riêng cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa, trung và vi lượng. Thiếu hoặc thừa một trong những yếu tố này đều ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển không bình thường của cây.

Nhu cầu dinh dưỡng của cây tăng theo tuổi cây và mức năng suất. Sầu riêng thu bói có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn cây kiến thiết cơ bản và cây trong vườn ươm. Sầu riêng kinh doanh có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn so với sầu riêng mới thu bói. Năng suất sầu riêng càng cao, càng cần phải bón nhiều phân hơn.

Sầu riêng rất cần kali nhưng không nên sử dụng kali clorua (KCl) mà phải sử dụng Kali Sulphate (K2SO4) và trung-vi lượng (TE) vì KCl làm sầu riêng giảm mùi thơm.

Khi cây sầu riêng cho năng suất quả 6.720 kg đã lấy đi 18,1 kg N, 6,6 kg P2O5, 33,5 kg K2O, 5,4 kg MgO và 2,6 kg CaO.

Đối với sầu riêng tất cả các chất đa lượng và các chất vi lượng như Kẽm, Bo… đều cần thiết cho giai đoạn đậu quả và phát triển quả, trong đó, N, P và là cần thiết nhất trong giai đoạn phát triển quả, K là chất dinh dưỡng cần thiết trong giai đoạn sau của sự phát triển quả cho đến khi thu họach.

Sau đây là một số vai trò của các nguyên tố N, P, K và S đối với sầu riêng:

Đạm (N): Đây là thành phần quan trọng cho tất cả bộ phận của cây và đặc biệt cần thiết cho sự sinh trưởng dinh dưỡng.

Đạm cần thiết cho sự phát triển của lá, thân cành, hoa, quả, hạt. Do vậy, cần bón đạm đầy đủ cho cây sầu riêng nhưng phải đảm bảo nguyên tắc 5 đúng (đúng loại, đúng nhu cầu, đúng loại đất, đúng liều lượng và đúng phương pháp), ngoài ra còn phải đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Cây đủ đạm lá xanh tốt, cây phát triển khỏe, quả phát triển đều

Thiếu đạm: Lá có màu xanh vàng hay xanh noãn chuối. Thiếu nặng lá rụng nhiều, năng suất giảm. Hiện tượng thiếu đạm thường xảy ra trên đất nghèo dinh dưỡng và bón không đủ lượng đạm cây cần.

Thừa đạm: Phát triển thân lá mạnh, lá có màu xanh đậm, dễ bị sâu bệnh tấn công, đậu quả ít, rụng quả nhiều, quả phát triển không bình thường như mất gai, nứt quả…

Lân (P): Sầu riêng cần lân tương đối ít. Dạng lân dễ tiêu trong đất thường bị giới hạn bởi việc cố định do các phản ứng hóa học, đặc biệt là ở đất chua. Nên thường xuyên bón phân lân với lượng nhỏ. Cần bón lót phân lân trong hố trước khi trồng để giúp cây tăng trưởng trong giai đoạn ban đầu.

Thiếu lân: Lá chuyển màu xỉn, mép lá non ửng đỏ, thiếu nặng lá rụng và cành chết.

+ Kali (K): Kali rất quan trọng khi cây ra quả, lượng kali trong quả rất lớn. Bón thường xuyên phân kali rất cần thiết để duy trì năng suất cao và phẩm chất ngon cho sầu riêng. Với đất nhiều K sẽ cản trở sự hấp thu Ca và Mg. Trong trường hợp này cần bón Ca và Mg nhưng không bón K. Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh. Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét.

Thiếu K: Mép lá chuyển màu vàng cam sau tới màu xám nâu và khô, lá rụng nhiều.

Lưu huỳnh (S): Thiếu S, hầu hết lá trên cây chuyển sang màu vàng, xuất hiện những vết như vết bệnh trên lá già. Ở lá non, lúc đầu có màu vàng sáng sau đó chuyển sang màu vàng nhạt, tương tự triệu chứng ở lá già. Lưu huỳnh được bón thông qua phân SA (chứa khoảng 24 % S); phân Super lân (Super lân chứa khoảng 14 % S). …

Ngoài ra, thiếu magiê: phần thịt lá bị vàng và lan dần từ gân chính ra mép lá; thiếu canxi: lá héo vàng từ rìa lá sau lan vào gân chính; thiếu kẽm: các lá và chồi đầu cành không phát triển tốt (rụt đọt), lá không thể nở lớn.

2. Xác định loại phân bón

2.1. Các loại phân bón cho sầu riêng

a. Phân hữu cơ

Các loại phân hữu cơ thường dùng để bón cho sầu riêng như phân gia súc, than bùn, phân ủ các dư thừa thực vật, phân xanh, phân cá…

Ưu điểm

– Tạo chất đệm, ổn định độ chua của đất tăng hiệu quả của việc bón phân vô cơ.

– Làm đất tơi xốp, giữ ẩm tốt, tăng độ phì nhiêu.

– Tạo môi trường thuận lợi để vi sinh vật phát triển và hoạt động làm tăng khả năng kháng bệnh đối với cây trồng.

– Chi phí thấp.

Hạn chế

– Hiệu quả chậm;

– Cồng kềnh, tốn công vận chuyển;

– Hàm lượng dưỡng chất thấp, không ổn định, khó kiểm soát.

Để nâng cao hàm lượng dinh dưỡng phân chuồng, nên tận dụng các dư thừa thực vật có sẳn để độn vào phân chuồng và ủ phân trước khi sử dụng.

Cách thực hiện

Các nguyên liệu để độn/lót chuồng: Trấu, rơm rạ để độn vô chuồng vừa làm chuồng khô, ấm vừa hút nước tiểu của gia súc để tránh trôi và bốc hơi.

Các nguyên liệu để ủ chung với phân: Lá rụng khô: Điều, sầu riêng, cỏ…

Thân cành lá tươi thu được từ dọn vườn, tỉa cành sầu riêng, cây che bóng. Tất cả được ủ chung với phân chuồng.

Hiện nay, nông dân chưa tận dụng được các tàn dư thực vật để độn với phân chuồng nên phân có chất lượng kém. Do đó, các dư thừa thực vật “ không nên đốt bỏ”, mà nên giữ lại để độn ủ chung với phân chuồng vừa tăng khối lượng phân đồng thời tăng cả về chất lượng.

Có thể lựa chọn các cách ủ phân hữu cơ như sau:

– Ủ nóng: Khi lấy phân ra khỏi chuồng để ủ, phân được xếp thành từng lớp ở nơi có nền không thấm nước, nhưng không được nén. Sau đó, tưới nước phân lên, giữ độ ẩm trong đống phân 60 – 70%. Có thể trộn thêm 1% vôi bột (tính theo khối lượng) trong trường hợp phân có nhiều chất độn. Trộn thêm 1 – 2% supe lân để giữ đạm. Sau đó trát bùn bao phủ bên ngoài đống phân. Hàng ngày tưới nước phân lên đống phân.

Sau 4 – 6 ngày, nhiệt độ trong đống phân có thể lên đến 50 – 60oC. Các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh và mạnh. Các loài vi sinh vật háo khí chiếm ưu thế. Do tập đoàn vi sinh vật hoạt động mạnh cho nên nhiệt độ trong đống phân tăng nhanh và đạt mức cao. Để đảm bảo cho các loài vi sinh vật háo khí hoạt động tốt cần giữ cho đống phân tơi, xốp, thoáng.

Phương pháp ủ nóng có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt các hạt cỏ dại, loại trừ các mầm móng sâu bệnh. Thời gian ủ tương đối ngắn. Chỉ 30 – 40 ngày là ủ xong, phân ủ có thể đem sử dụng. Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm là để mất nhiều đạm.

– Ủ nguội: Phân được lấy ra khỏi chuồng, xếp thành lớp và nén chặt. Trên mỗi lớp phân chuồng rắc 2% phân lân. Sau đó ủ đất bột hoặc đất bùn khô đập nhỏ, rồi nén chặt. Thường đống phân được xếp với chiều rộng 2 – 3 m, chiều dài tuỳ thuộc vào chiều dài nền đất. Các lớp phân được xếp lần lượt cho đến độ cao 1,5 – 2,0 m. Sau đó trát bùn phủ bên ngoài.

Do bị nén chặt cho nên bên trong đống phân thiếu oxy, môi trường trở lên yếm khí, khí cacbonic trong đống phân tăng. Vi sinh vật hoạt động chậm, bởi vậy nhiệt độ trong đống phân không tăng cao và chỉ ở mức 30 – 35oC. Đạm trong đống phân chủ yếu ở dạng amôn cacbonát, là dạng khó phân huỷ thành amôniac, nên lượng đạm bị mất giảm đi nhiều.

Theo phương pháp này, thời gian ủ phân phải kéo dài 5 – 6 tháng phân ủ mới dùng được. Nhưng phân có chất lượng tốt hơn ủ nóng.

– Ủ nóng trước, nguội sau: Phân chuồng lấy ra xếp thành lớp không nén chặt ngay. Để như vậy cho vi sinh vật hoạt động mạnh trong 5 – 6 ngày. Khi nhiệt độ đạt 50 – 60oC tiến hành nén chặt để chuyển đống phân sang trạng thái yếm khí.

Sau khi nén chặt lại xếp lớp phân chuồng khác lên, không nén chặt. Để 5 – 6 ngày cho vi sinh vật hoạt động. Khi đạt đến nhiệt độ 50 – 60oC lại nén chặt.

Cứ như vậy cho đến khi đạt được độ cao cần thiết thì trát bùn phủ chung quanh đống phân. Quá trình chuyển hoá trong đống phân diễn ra như sau: Ủ nóng cho phân bắt đầu ngấu, sau đó chuyển sang ủ nguội bằng cách nén chặt lớp phân để giữ cho đạm không bị mất.

Để thúc đẩy cho phân chóng ngấu ở giai đoạn ủ nóng, người ta dùng một số phân khác làm men như phân bắc, phân tằm, phân gà, vịt… Phân men được cho thêm vào lớp phân khi chưa bị nén chặt.

Ủ phân theo cách này có thể rút ngắn được thời gian so với cách ủ nguội, nhưng phải có thời gian dài hơn cách ủ nóng.

Tuỳ theo thời gian có nhu cầu sử dụng phân mà áp dụng phương pháp ủ phân thích hợp để vừa đảm bảo có phân dùng đúng lúc vừa đảm bảo được chất lượng phân.

+ Cách dùng:

Thời gian ủ dài hay ngắn tuỳ theo loại nguyên liệu và mùa vụ, kéo dài từ 1-4 tháng. Khi kiểm tra thấy đống phân màu nâu đen, tơi xốp, có mùi chua nồng của dấm, thọc tay vào đống phân thấy ấm vừa tay là phân đã hoai mục (chín hoặc ngấu), hoàn toàn có thể đem sử dụng.

Phân dùng không hết nên đánh đống lại, che đậy cẩn thận hoặc đóng bao để dùng về sau. Phân ủ xong sử dụng tốt nhất trong vòng 1 năm và hiệu quả sử dụng đạt cao nhất trong một tháng khi phân ngấu.

Phân ủ chủ yếu dùng để bón lót cho các loại cây trồng, có thể sử dụng bón thúc đối với các loại rau và hoa. Cách bón tương tự như bón phân hữu cơ truyền thống khác.

Nên sử dụng phân ủ vi sinh bón cho sầu riêng vì tốn chi phí, tận dụng nguồn phế phẩm và phế thải trong quá trình trồng trọt và chăn nuôi, hạn chế đến mức thấp nhất nguồn bệnh lây lan, bảo vệ môi trường sống trong lành. Nông dân ở vùng chăn nuôi nhỏ, lẻ có sẳn nguồn phân chuồng và nguồn xác bã thực vật cũng nên mạnh dạn ủ phân là góp phần đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm, góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững.

b. Phân vô cơ

Đối với cây sầu riêng cần bón các loại phân vô cơ chứa đạm, lân, kali và một số phân vi lượng. Tùy theo nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn phát triển mà lựa chọn các loại phân vô cơ để bón cho phù hợp.

* Ưu điểm của phân vô cơ:

– Đáp ứng nhanh kịp thời nhu cầu của cây.

– Hàm lượng dinh dưỡng thường cao, ổn định và dễ kiểm soát. – Dễ vận chuyển, dễ sử dụng.

* Hạn chế của phân vô cơ:

– Sử dụng đơn độc lâu ngày đất bị chai cứng, chua, cây hấp thụ kém.

– Hạn chế vi sinh vật phát triển.

Chất cải tạo đất

* Vôi: Thông thường người ta bón vôi để nâng cao độ pH của đất, để cải tạo lý, hoá tính của đất, xúc tiến quá trình phân giải chất hữu cơ, tăng cường sự sinh trưởng phát triển của VSV trong đất, giải phóng lân bị cố định.

* Dolomite: Thông thường sử dụng vôi bột để bón cho đất trồng sầu riêng nhưng nếu có điều kiện nên dùng Dolomit thay vôi để vừa cung cấp Canxi vừa cung cấp Magie cho sầu riêng . Đất có độ pH ≤ 5,5 là phải bón vôi, nhưng phải bón nhiều năm liền để nâng độ pH lên chứ không nên bón nhiều 1 lần với số lượng lớn.

Chất vi lượng bón cho sầu riêng thường được phối hợp dưới hình thức một loại phân bón hỗn hợp nào đấy, có thể ở dạng thô sử dụng bón lót hoặc bón thúc, cũng có thể ở dạng dung dịch sử dụng phun vào lá.

2.2. Tính lượng phân bón cho cây sầu riêng

– Giai đọan cây con và những năm đầu cho quả: Bón 5 – 10kg phân gà/gốc (hoặc phân hữu cơ đã hoai mục) kết hợp với phân vô cơ theo công thức N:P:K:Mg = 18:11:5:3 hoặc: 15:15:6:4. Liều lượng và số lần bón trong năm như bảng dưới.

Liều lượng và số lần bón phân theo tuổi cây

  • Cây từ 1 – 3 năm tuổi: 0,5kg – 0,6kg Urea Phú Mỹ + 0,6kg – 1kg DAP Minh Tân + TE + 0,2kg – 0,3kg Kali Potash Plus.
  • Cây từ 4 – 6 năm tuổi: 1kg – 1,3kg Urea Phú Mỹ + 1,3kg – 1,7kg DAP Minh Tân + TE + 0,7kg – 0,8kg Kali Potash Plus.
  • Cây từ 7 – 9 năm tuổi: 1kg – 1,2kg Urea Phú Mỹ + 1,7kg – 2kg DAP Minh Tân + TE + 0,7kg – 0,8kg Kali Potash Plus.
  • Cây trên 10 năm tuổi: 1kg – 1,5kg Urea Phú Mỹ + 1,7kg – 2kg DAP Minh Tân + TE + 0,7kg – 0,8kg Kali Potash Plus.

– Giai đoạn cho quả ổn định: Đối với cây có đường kính tán 5 – 6 m đang phát triển bình thường có thể bón như sau:

+ Lần 1: Ngay sau khi thu hoạch xong cần tiến hành tỉa cành, bón phân hữu cơ hoai mục 20 – 30kg/cây kết hợp với phân vô cơ có hàm lượng đạm cao theo công thức N:P:K:Mg (18:11:5:3) với liều lượng 2 – 3kg/cây.

+ Lần 2: Trước ra hoa 30 – 40 ngày bón phân vô cơ có hàm lượng lân cao theo công thức N:P:K:Mg (10:50:17:2) với liều lượng 2 – 3kg/cây để giúp quá trình ra hoa dễ dàng.

+ Lần 3: Khi quả sầu riêng lớn bằng quả chôm chôm cần bón phân có hàm lượng kali cao theo công thức N:P:K:Mg (12:12:17:2) với liều lượng 2 – 3kg/cây.

+ Lần 4: Trước khi quả chín 1 tháng bón 2 – 3 kg phân như NPK (16-16-8) kết hợp với 1 – 1,5kg phân K2SO4 để tăng chất lượng quả.

Có thể sử dụng phân bón Komix chuyên dùng cho cây sầu riêng để bón cho cây với liều lượng như sau :

– Giai đoạn cây con và lúc bắt đầu cho quả: đầu mùa mưa mỗi gốc bón 3- 4 kg phân Lân hữu cơ vi sinh Komix và 20 kg phân Komix chuyên dùng cho Sầu Riêng, với lượng phân chuyên dùng này ta có thể chia làm 4 lần bón trong năm.

– Giai đoạn cây cho quả ổn định: bón hoàn toàn bằng phân Komix chuyên dùng cho sầu riêng, với liều lượng như sau:

+ Sau thu hoạch bón: 5 – 10kg phân Lân hữu cơ vi sinh Komix + 10kg phân chuyên dùng.

+ Trước khi cây ra hoa: bón 10 kg phân Komix chuyên dùng cho cây sầu riêng.

+ Khi quả sầu riêng to bằng quả chôm chôm: bón 10 kg phân Komix chuyên dùng cho cây.

3. Chuẩn bị trước khi bón

3.1. Chuẩn bị phân bón

– Chuẩn bị phân bón chứa đạm: Phân Urea Malaysia (46%) hoặc Sunphat đạm (phân SA: SA Nhật, SA Thái) chứa 20 – 21% nitơ (N)

– Chuẩn bị phân bón chứa lân: DAP Plus Humic + TE hoặc DAP Korea, chứa từ 16% – 18% P2O5 hữu hiệu.

– Chuẩn bị phân bón chứa kali: Kali Israel chứa 61% (K2O).

– Chuẩn bị phân hữu cơ: Phân bò, phân gà, phân heo (lợn), phân hữu cơ vi sinh, phân dơi, phân cá …

3.2. Chuẩn bị dụng cụ để bón phân

– Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để bón phân: Cân trọng lượng, xô, chậu, thúng, túi nilon, máy bón phân…

Kỹ thuật bón phân cho cây sầu riêng

4. Kỹ thuật bón phân cho sầu riêng

4.1. Bón phân giai đoạn kiến thiết cơ bản

Bước 1. Xác định thời điểm bón phân

Căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của giai đoạn kiến thiết cơ bản để xác định thời điểm bón phân cho phù hợp:

Lượng NPK hoặc hỗn hợp phân được chia đều và bón nhiều lần trong năm (4 – 6 lần). Nếu có điều kiện nên bón hàng tháng sẽ cho kết quả tốt hơn. Có thể sử dụng thêm phân bón lá nếu cây phát triển kém, chú ý phun ở mặt dưới lá.

Phân hữu cơ và vôi: Bón 1 lần vào đầu mùa mưa.

Phân vi lượng: Phun 2 lần trong năm.

Bước 2. Xác định cách bón phân

Bón gốc

– Phân hữu cơ: Bón vào hố trước khi trồng hoặc rải quanh bồn ở phía ngoài rìa tán lá, xới nhẹ và đều.

– Phân vô cơ: Bón tập trung ở tầng đất mặt (cây sầu riêng có bộ rễ ăn nông chỉ từ 0 – 30 cm). Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản bộ rễ cây sầu riêng chưa phát triển mạnh nên bón quanh và cách gốc 20 cm tùy theo độ lớn của cây. Tủ lên một lớp đất mỏng và dùng lá cây, cỏ, tủ lên trên.

Phun trên lá

Thường áp dụng đối với các loại phân vi lượng như Supper Zinc K. Cần lưu ý sử dụng đúng nồng độ như khuyến cáo để tránh gây cháy lá hoặc ngộ độc. Để tăng hiệu quả của phân bón lá nên phun vào buổi sáng và phun mặt dưới của lá.

Bước 3. Tiến hành bón phân cho sầu riêng

– Bón lót: Trộn phân hữu cơ hoặc phân chuồng và vôi đều với đất vào hố/gốc và lấp hố trước khi trồng 15 – 30 ngày.

– Bón thúc: Xới nhẹ đất trong tán, rải đều phân và phủ một lớp đất mỏng lên trên.

Bước 4. Tưới nước sau mỗi lần bón phân

Tưới nước đủ ẩm sau khi bón phân để phân hòa tan cho cây trồng dễ hấp thu nhưng không được tưới quá nhiều sẽ trôi mất phân.

Có thể kết hợp với các biện pháp tủ đất vừa giúp giữ ẩm vừa giảm lượng phân bay hơi.

4.2. Bón phân giai đoạn kinh doanh

Bước 1. Xác định thời điểm bón phân

Căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của giai đoạn kinh doanh để xác định thời điểm bón phân cho phù hợp:

Lần 1: Ngay sau khi thu hoạch xong cần tiến hành tỉa cành, bón phân gà hoai mục 20 – 30 kg/cây (hoặc phân Humix, Dynamic lifter theo liều lượng khuyến cáo) kết hợp với phân vô cơ có hàm lượng đạm cao theo công thức N: P: K: Mg (18:11: 5: 3 hoặc 15:15: 6: 4) với liều lượng 2 – 3 kg/cây.

Lần 2: Trước ra hoa 30 – 40 ngày bón phân vô cơ có hàm lượng lân cao theo công thức N: P: K (10:50:17) với liều lượng 2 – 3kg/cây để giúp quá trình ra hoa dễ dàng.

Lần 3: Khi quả sầu riêng to bằng quả chôm chôm cần bón phân có hàm lượng kali cao theo công thức N: P: K: Mg (12:12:17:2) với liều lượng 2 – 3 kg/cây.

Lần 4: Trước khi quả chín 01 tháng bón 2 – 3 kg phân NPK như NPK (16:16:8) kết hợp với 1 – 1,5 kg phân KNO3 để tăng chất lượng quả.

Nên chú ý, đây là lần bón phân thứ 4 sau khi thu hoạch vụ trước và cũng là lần bón phân cuối cùng của vụ quả năm này, lần bón phân này không bón trễ hơn 1 tháng trước thu hoạch. Bởi vì bón như vậy, sẽ có nhiều nguy cơ làm giảm phẩm chất quả như cơm quả bị sượng, bị nhão.

Ngoài ra, còn có thể sử dụng phân bón lá có hàm lượng kali cao để góp phần nâng cao năng suất phẩm chất quả. Có thể phun phân bón lá làm 5 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần, bắt đầu từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 9 sau khi đậu quả.

Bước 2. Xác định cách bón phân

Bón gốc

– Phân hữu cơ: Bón rải quanh bồn

ở phía ngoài rìa tán lá, xới nhẹ và đều hoặc đào rãnh rộng 10 – 30 cm, sâu 10

– 20 cm xung quanh đường kính tán, bón xong lấp đất lại.

– Phân vô cơ: Bón giống như thời kỳ kiến thiết cơ bản (xới đất nhẹ, rải phân trong tán, cách gốc 20 cm, lấp đất nhẹ, tưới nước và tủ gốc).

Phun trên lá

Phun theo hướng dẫn trên bao bì theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây.

Bước 3. Tiến hành bón phân cho sầu riêng

– Bón lót: Trộn phân hữu cơ hoặc phân chuồng và vôi đều với đất vào rãnh rồi lấp đất lại.

– Bón thúc: Xới nhẹ đất trong tán, rải đều phân và phủ một lớp đất mỏng lên trên.

Bước 4. Tưới nước sau mỗi lần bón phân

Tưới nước đủ ẩm sau khi bón phân để phân hòa tan cho cây trồng dễ hấp thu nhưng không được tưới quá nhiều sẽ trôi mất phân. Có thể kết hợp với các biện pháp tủ đất vừa giúp giữ ẩm vừa giảm lượng phân bay hơi.

Ghi chú:

– Khi bón phân kết hợp tưới nước vừa đủ ẩm: Bón phân xong cần tưới nước ngay và tủ gốc lại giữ ẩm giúp phân tan và giữ trong đất để cây hút từ từ.

– Vào tháng 2 và 3 không nên bón phân vì thời tiết nóng, đất khô, thiếu nước nên hiệu quả phân bón thấp.

– Đối với vùng đất có pH thấp nên dùng DAP bón thay NPK loại 16:16:8.

– Làm sạch cỏ xung quanh gốc sầu riêng; xén và bứng rễ cây trồng xen tạm thời hay bằng cách xén rãnh xung quanh bồn để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng với cây sầu riêng.

– Hạn chế sự mất mát phân do bốc hơi, do nước chảy tràn bằng cách làm bồn, tủ gốc bằng lớp lá cây cỏ lên trên xung quanh gốc.

– Tránh bón phân lúc mưa to và lúc không có nước tưới.

– Làm bồn chỉ nên xới xáo vùng từ rìa tán lá ra phía ngoài, xới xáo nhẹ vùng bên trong tán lá vì xới xáo mạnh sẽ làm tổn thương rễ sầu riêng.

– Không sử dụng đơn độc phân vô cơ mà cần bón phân hữu cơ hàng năm.

5. Bón phân cho sầu riêng theo nguyên tắc 5 đúng

5.1. Bón đúng loại phân

– Cây sầu riêng yêu cầu phân gì thì bón phân đó. Phân bón có nhiều loại, nhưng có 3 loại chính là đạm – N, lân – P, kali – K. Lưu huỳnh (S) cũng rất cần nhưng với lượng ít hơn. Mỗi loại có chức năng riêng. Bón phân không đúng yêu cầu, không phát huy được hiệu quả còn gây hại cho cây.

– Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ được ổn định môi trường của đất.

Ở đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axit cao quá ngưỡng và trên nền đất kiềm không bón các loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng.

5.2. Bón đúng nhu cầu sinh lý của cây sầu riêng

– Nhu cầu dinh dưỡng của cây sầu riêng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Ở giai đoạn sinh trưởng cần đạm hơn kali; ở thời kỳ phát triển quả lại cần kali hơn đạm. Bón đúng loại phân mà cây cần mới phát huy hiệu quả.

– Trong suốt thời kỳ sống, cây sầu riêng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển, vì vậy khi bón phân nên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều. Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm cho cây biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp.

– Bón phân có 3 thời kỳ: bón lót trước khi trồng (hay bón hồi phục sau khi cây thu hoạch vụ trước), bón thúc (nhằm thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây, tạo chồi lá mới) và bón rước hoa, nuôi hoa, bón nuôi quả…

5.3. Bón đúng điều kiện đất đai

Bón phân là hình thức bổ sung vào đất chất dinh dưỡng cho cây sầu riêng. Ngoài ra, còn có các vi sinh vật đất phân hủy các chất hữu cơ sẵn có hoặc cố định N từ không khí vào đất, do vậy bón phân còn có tác dụng kích thích hoạt động của tập đoàn vi sinh vật đất. Nhờ đó cây được tăng cường cung cấp lượng các chất dinh dưỡng cân đối hơn. Bón phân không những cần cho cây sầu riêng mà còn giúp cho vi sinh vật đất phát triển hữu hiệu hơn.

5.4. Bón đúng lúc

Mùa vụ, nhiệt độ và thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của phân bón. Mưa làm rửa trôi, trực di phân bón (phân chảy xuống tầng đất dưới), nắng khô làm phân bón khó tan và rất dễ bốc hơi, cây không còn nhiều dinh dưỡng để phát triển, đôi khi còn gây cháy lá, hư hoa, hư quả… Vì vậy, nên bón phân cho cây sầu riêng lúc sáng sớm, chiều mát tránh bón vào buổi trưa, ngày mưa lớn…

Bón đúng loại phân, bón đúng thời cơ, bón đúng đối tượng làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với hạn, thời tiết bất thường của môi trường và với sâu bệnh gây hại (ví dụ phân kali).

Bón phân không phải lúc nào cũng để cung cấp dinh dưỡng thúc đẩy cây sầu riêng phát triển mà còn có trường hợp phải dùng phân để tác động hãm bớt tốc độ sinh trưởng nhằm tăng tính chịu đựng của cây trước các yếu tố xấu phát sinh.

5.5. Bón đúng phương pháp

Có 2 loại phân bón: Phân bón gốc và phân bón lá. Tùy nhu cầu phát triển của mỗi giai đoạn mà có phương pháp bón thích hợp. Với phân bón gốc thì bón vào hố, rãnh theo vành tán lá hoặc rải đều trên mặt đất. Với phân bón lá thì phun đều trên lá, nếu ướt được cả 2 mặt lá thì càng tốt.

Những yếu tố thúc đẩy giá gạo trên thế giới thời gian tới

Phân tích: Những yếu tố thúc đẩy giá gạo trên thế giới thời gian tới

Các động thái từ Ấn Độ và Trung Quốc, xung đột Nga – Ukraine, hạn hán tại Brazil và Paraguay đều có thể ảnh hưởng tới thị trường gạo toàn cầu.

Đây có lẽ không phải là bí mật đối với hầu hết các nhà sản xuất gạo: Thị trường gạo khác với các thị trường hàng hóa khác ở chỗ, nó bị chi phối chính bởi Ấn Độ và Trung Quốc.

Theo Milo Hamilton, đồng sáng lập và nhà kinh tế nông nghiệp cấp cao của Firstgrain Inc., công ty xuất bản tờ báo dành cho người nông dân và người mua lúa gạo, thì thị trường 1,4 tỷ dân có ảnh hưởng “không bình thường” đối với lúa gạo.

Trung Quốc vừa là quốc gia xuất khẩu và vừa là quốc gia nhập khẩu ngũ cốc lớn nhất, do đó những động thái tới từ nước này có thể gây ra những điều bất thường với thị trường gạo, chẳng hạn như dùng lúa gạo làm thức ăn chăn nuôi, điều mà có lẽ sẽ không bao giờ xảy ra ở Hoa Kỳ.

Hamilton tin rằng Trung Quốc có thể đã cung cấp tới 50 triệu tấn gạo cho vật nuôi vì giá ngô và đậu tương cao trong những tháng gần đây.

Khi phát biểu về triển vọng về lúa gạo tại hội chợ nông sản Mid-South Farm and Gin Show ở Memphis, Tenn, Hamilton phân tích: “Con số này hiện có vẻ không phải là nhiều, nhưng nên nhớ, 50 triệu tấn là nhiều hơn tất cả lượng gạo được sản xuất ở Tây bán cầu – chiếm khoảng 5% sản lượng gạo thế giới”.

“Trung Quốc đang tiêu dùng nhiều lúa gạo làm thức ăn cho động vật và rất khó thấy điều đó thể hiện trong số lượng tồn kho của họ, bởi vì sản lượng lúa gạo Trung Quốc tiếp tục tăng lên”, ông lưu ý khi đề cập đến biểu đồ mô tả lượng dự trữ cuối kỳ của các nhà xuất khẩu gạo lớn. “Nhưng không ai thực sự chắc chắn điều gì đang xảy ra ở Trung Quốc. Đó là lý do tại sao Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đưa ra những con số khi có và không có [tác động từ] Trung Quốc”.

Ảnh hưởng của Ukraine

Mặc dù các thị trường rất khác nhau, Hamilton cho biết ông theo dõi giá gạo và lúa mì qua tin tức do xung đột Nga – Ukraine. Giá lúa mì tăng mạnh trong vài ngày do Ukraine là nước xuất khẩu lớn.

Vào ngày 26/2, ông phát biểu: “Vì những gì đã xảy ra vào tuần trước (xung đột Nga – Ukraine), giá gạo đang ở mức thấp mới so với lúa mì. Như ai đó đã nói trong tuần này, đối với gạo, đôi khi không có gì xảy ra trong nhiều thập kỷ, và sau đó, những thay đổi trong nhiều thập kỉ lại diễn ra chỉ trong một tuần. Chúng ta đã chứng kiến biến động chỉ xảy ra trong một thập kỷ, và chúng ta thậm chí không biết ý nghĩa đầy đủ của nó là gì”.

“Tôi thông thạo và đọc được tiếng Nga, và tôi biết không có mối quan hệ nào giữa Nga và gạo, nhưng nó có thể bị lan sang các khu vực khác”, ông bổ sung.

Hamilton nói rằng ông đã nhận thấy trong 40 năm kinh doanh trên thị trường gạo rằng tỷ lệ gạo/lúa mì có thể rất thấp và sau đó sẽ tự đảo ngược.

Ông lưu ý: “Có nhiều lý do khác nhau giải thích tại sao điều đó xảy ra, nhưng chúng ta hiện đang ở một tỷ lệ giá gạo/lúa mì rất thấp (0,8). Trong sáu tháng tới, linh cảm của tôi là giá gạo ở Mỹ sẽ không thấp. Nó sẽ tăng cao”.

Hạn hán tại Nam Mỹ

Không giống như các mặt hàng khác, giá gạo đã giảm trong phần lớn năm 2021. Nhưng Hamilton cho biết điều kiện hạn hán ở Brazil và Paraguay đã giúp giá đậu tương tăng cũng có thể là một nguyên nhân đẩy giá gạo tăng.

Những nông dân trồng lúa ở Midsouth nên theo dõi ba thị trường – đó là Mỹ, Nam Mỹ và châu Á. Ông nói: “Nên suy xét cả ba thị trường cùng một lúc. Đôi khi thị trường này hay thị trường khác không quan trọng, nhưng thị trường trọng điểm là Brazil. Quốc gia này là nhà sản xuất và tiêu thụ gạo lớn nhất ở Nam Mỹ, và họ là nhà xuất khẩu gạo ròng trên thị trường thế giới”.

“Khi Brazil có nhiều gạo, quốc gia này có thể gây ảnh hưởng tới việc xuất khẩu gạo của chúng tôi sang vùng Vịnh. Trở lại tháng Giêng, khi mọi người chứng kiến xu hướng giảm giá trên thị trường Brazil, tôi nói rằng cần phải theo dõi tình hình. Và đoán xem điều gì đã xảy ra nào? Giá gạo tăng 30% trong ba tháng qua. Tôi không nghĩ rằng đợt tăng giá này đã kết thúc vì Brazil gặp hạn hán và ảnh hưởng đến sản xuất ngô, đậu tương. Gạo cũng bị ảnh hưởng”, Hamilton cho biết.

Lưu vực Parana (ở miền nam Brazil gần Paraguay) bị khô hạn. “Paraguay bán gạo cho Brazil, và nếu Paraguay thiếu gạo để bán cho Brazil, thì Brazil sẽ ngừng xuất khẩu nhiều gạo. Đó là một hiện tượng rất đơn giản, và tôi không biết việc xuất khẩu gạo ở Brazil bao giờ sẽ dừng lại”, vị chuyên gia phân tích.

Phần mềm giúp nông dân tiếp cận tiêu chuẩn thị trường nông sản

Phần mềm giúp nông dân tiếp cận tiêu chuẩn thị trường nông sản

Phần mềm miễn phí AgriDataGo giúp bà con nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận các yêu cầu của thị trường một các ngắn gọn, dễ hiểu.

Tại Tiền Giang, Trung tâm Kiểm nghiệm, Kiểm chứng và Dịch vụ chất lượng (RETAQ) – Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN-PTNT) vừa tổ chức hội thảo góp ý về hệ thống dữ liệu hướng dẫn quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn phi thuế quan nhằm hỗ trợ xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.

Tại hội thảo, RETAQ đã giới thiệu về dự án AgriDataGo. Dự án này cung cấp phần mềm miễn phí AgriDataGo nhằm hỗ trợ các chủ thể sản xuất, chế biến, kinh doanh nông, lâm, thủy sản cả nước, nhất là các đối tượng nhỏ, yếu thế có thể tiếp cận công bằng và đầy đủ thông tin về tiêu chuẩn, quy chuẩn và các thủ tục cần thiết để đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, tư vấn phát triển sản phẩm, xúc tiến thương mại, nâng cao năng lực cho các chủ thể để tăng cường năng lực xâm nhập và cạnh tranh trên thị trường.

Theo TS Trần Đăng Ninh, Giám đốc RETAQ, hiện các đối tượng yếu thế (doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, nông dân) khi kết nối những sản phẩm nông sản của mình vào thị trường đang gặp rất nhiều khó khăn liên quan đến việc không thông hiểu các quy định pháp lý, yêu cầu thị trường, đặc biệt là một số quốc gia thường xuyên thay đổi các quy định, tiêu chuẩn.

Do vậy, AgriDatatGo ra đời để giúp bà con có một công cụ nhanh chóng tiếp cận với các yêu cầu của thị trường. Thiết kế cơ bản của dự án giúp bà con giải đáp được 2 vấn đề lớn, đó là thị trường mà sản phẩm sẽ hướng tới và cách thức để sản phẩm đáp ứng được các yêu của thị trường đó.

“Để giải đáp những vấn đề tưởng chừng như đơn giản này, bà con nông dân, HTX hay doanh nghiệp phải tra cứu lượng thông tin khổng lồ trên các trang website hay phải đến những cơ quan hữu quan.

Các thông tin hiện có đang rất nhiều nhưng để kết nối thành một chuỗi thông tin dễ hiểu nhất cho người sản xuất, kinh doanh là câu chuyện khó. Vì vậy, dự án này mong muốn biến thông tin yêu về những yêu cầu khổng lồ của thị trường thành những cái đơn giản, dễ hiểu nhất và giúp người dân có thể dễ dàng thực hiện để đạt được những yêu cầu đó. Đây là đích chúng tôi mong muốn”, TS Trần Đăng Ninh nêu rõ.

Cũng theo TS Ninh, sản phẩm ban đầu của dự án được thiết kế với khung dữ liệu nhằm đơn giản hóa những quy định rườm rà, phức tạp đối với sản phẩm nông sản khi đưa ra thị trường hay xuất khẩu. Chẳng hạn như trong một văn bản quy phạm pháp luật có độ dài từ 10 – 20 trang, để thấu hiểu nó thật nhọc nhằn. Quá trình chọn lọc thông tin sẽ chọn những thông tin quan trọng nhất, có ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm giúp người đọc nắm tổng quát, dễ hiểu nhất.

Tại hội thảo, TS Trần Thị Hồng Thúy (công tác tại Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I – Cục Bảo vệ thực vật) đã giới thiệu về dữ liệu hướng dẫn xuất khẩu sầu riêng trên phần mềm AgirDataGo để các đại biểu tham khảo và góp ý cải tiến nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, nông dân.

Giao diện trang chủ của phiên bản web: http://agridatago.vn.

                                                                                                                   Giao diện trang chủ của phiên bản web: http://agridatago.vn.

Qua hội thảo, các đại biểu đánh giá cao tính cấp thiết của dự án trong việc cung cấp phần mềm miễn phí để thông tin các vấn đề liên quan đến xuất khẩu quả sầu riêng ở Tiền Giang cũng như các nông sản của cả nước trong thời gian tới. Các đại biểu cũng đã chia sẻ, góp ý để chủ trì dự án thay đổi cấu trúc dữ liệu, hình ảnh trực quan sinh động, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người dùng hơn.

TS Trần Đăng Ninh ghi nhận các góp ý của các đại biểu. Ông cho biết, Trung tâm sẽ cải tiến để phần mềm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của từng đối tượng tiếp cận. Cụ thể là nông dân, doanh nghiệp, HTX, cơ quan quản lý nhà nước trong giai đoạn tới.

Cũng theo TS Ninh, hiện nay dự án đang phân lập thông tin cho 3 nhóm ngành hàng trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản và một số ngành hàng khác, từ đó sẽ hoàn thiện phần mềm. Dự án mong muốn phần mềm này sẽ là kênh trao đổi thông tin nhanh nhất, tốt nhất đến với người sử dụng.

“Giai đoạn tiếp theo, chúng tôi mong muốn phần mềm sẽ là kênh để kết nối thông tin cung – cầu. Nghĩa là người cung ứng sản phẩm đến người có khả năng mua sắm, kể cả người tiêu dùng cũng có thể vào đây để xem xét hiện tại các quy định đang như thế nào, chất lượng sản phẩm ra sao”, TS Trần Đăng Ninh cho biết thêm.

Dự án AgriDataGo do Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) tài trợ. Phần mềm AgriDataGo đang trong giai đoạn thử nghiệm. Bà con có thể tải về điện thoại từ App store (hệ điều hành IOS) hoặc CH Play (Androi) hoặc truy cập các phiên bản web: AgriDataGo.com; AgriDataGo.com.vn; AgriDataGo.vn

Chuyển đổi số nông nghiệp

Chuyển đổi số nông nghiệp cần thực chất, hiệu quả

Thông qua mạng xã hội, kênh tiếp thị trực tuyến, nông dân không chỉ bán sản phẩm đơn thuần mà còn trực tiếp bán những câu chuyện của nông sản do chính mình làm ra.

Lợi ích lớn nhưng ứng dụng công nghệ số còn ít

“Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030” xác định nông nghiệp là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên. Đến nay, quá trình chuyển đổi số trong nông nghiệp đã đạt được một số thành tựu nhất định, song vẫn tồn tại nhiều thách thức.

Tăng trưởng nông nghiệp trung bình hàng năm của nước ta hiện nay khoảng 3,5%, cũng cao hơn mức trung bình của châu Á và khu vực Đông Nam Á. Nhưng tỷ trọng số hoá trong nông nghiệp theo ước tính của Bộ Thông tin – Truyền thông thì mới đạt 2,1%, ở mức thấp so với thế giới.

"<figcaption

HTX Chè an toàn Khe Cốc (xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, Thái Nguyên) ứng dụng công nghệ số trong canh tác, tưới tự động và tự cập nhật số liệu về điện thoại. Ảnh: Quang Linh.

Ông Đỗ Anh Dũng, Trưởng phòng Thông tin – Đào tạo (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên) cho rằng, bên cạnh những thuận lợi, nền nông nghiệp nước ta cũng thường xuyên phải gánh chịu ảnh hưởng nặng nề do thiên tai, biến đổi khí hậu. Do đó, việc ứng dụng công nghệ Data Analytics (phân tích dữ liệu) vào phân tích và quản lý vùng khí hậu sẽ giúp cảnh báo rủi ro cho nông dân để sớm ứng phó.

Trong khi đó, công nghệ Blockchain và hệ thống quản lý thông tin địa lý (GIS) có thể được sử dụng để tạo ra hệ thống truy xuất nguồn gốc. Qua đó, nông dân có thể cung cấp thông tin về nguồn gốc và quá trình sản xuất của sản phẩm nông nghiệp. Người tiêu dùng quét mã QR hoặc tìm kiếm trên hệ thống để xem thông tin chi tiết về sản phẩm, đảm bảo biết rõ chất lượng, nguồn gốc.

“Chuyển đổi số cung cấp các kênh giao tiếp, phản hồi giữa nông dân và người tiêu dùng. Các nền tảng trực tuyến cho phép người tiêu dùng gửi phản hồi, đặt câu hỏi và nhận được thông tin hồi đáp từ nông dân. Điều này giúp tạo mối quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng mà không phải qua thương lái”, ông Đỗ Anh Dũng cho hay.

Nhằm tăng cường tiếp cận với công nghệ số, áp dụng vào thực tế sản xuất gắn với quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mới đây, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức lớp tập huấn “Ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp” cho 40 đại biểu là cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật, thành viên các HTX, nông dân… trên địa bàn tỉnh. “Qua lớp tập huấn, chúng tôi đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ số trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm”, bà Tống Thị Kim Thoa, Giám đốc HTX Chè Kim Thoa (TP Thái Nguyên) tham gia lớp tập huấn cho biết.

Không ỉ lại vào công nghệ

Theo TS Đào Thị Hương (Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên), chuyển đổi số trong nông nghiệp là xu hướng tất yếu trong bối cảnh công nghệ ngày càng phổ biến.

Không chỉ khắc phục những hạn chế về chất lượng sản phẩm, chuyển đổi số còn kết nối thị trường, xây dựng thương hiệu nông sản…, từ đó hình thành nền nông nghiệp hiện đại, đem lại giá trị, thu nhập cao.

"<figcaption

TS Đào Thị Hương (Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên) nhấn mạnh, chuyển đổi số trong tiếp thị, quảng bá sản phẩm sẽ giúp nông dân tiết kiệm chi phí lớn. Ảnh: Quang Linh.

TS Hương cho rằng, để chuyển đổi số đi vào thực chất và hiệu quả, nông dân cần tăng cường hợp tác với các cơ quan, đơn vị kinh tế số để triển khai thương mại điện tử thông qua những sàn giao dịch như Tiktok shop, Voso, Sendo…

“Chuyển đổi số sẽ đem lại nhiều công cụ hữu ích để bà con truyền thông, tiếp thị…, từ đó nâng cao thương hiệu sản phẩm. Tuy nhiên, nông dân không nên ỉ lại vào trí tuệ nhân tạo AI trong việc sản xuất các sản phẩm truyền thông, tiếp thị sản phẩm. Mỗi nông dân hãy thổi hồn vào sản phẩm bằng những câu chuyện độc đáo, chân tình mà chỉ có người sản xuất ra nông sản mới hiểu được. Người tiêu dùng sẽ không chỉ mua sản phẩm nhờ những đặc tính hữu ích, giá trị dinh dưỡng… mà sẽ mua cả câu chuyện trong mỗi sản phẩm”, TS Hương chia sẻ.

Cũng theo TS Hương, nông dân cũng cần chú trọng phát triển các chuỗi sản xuất gắn với công nghệ số. Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ hiện đại, việc chuyển đổi số trong nông nghiệp còn hướng đến mục tiêu tạo mối liên kết giữa các thành phần của hệ sinh thái nông nghiệp một cách tự nhiên theo chuỗi giá trị; thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua ứng dụng công cụ mạng xã hội, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp.